Chanh muối không những là bài thuốc dân gian rất công hiệu mà còn là món giải khát tuyệt vời. Cùng tìm hiểu công dụng và cách làm chanh muối dưới đây với “tối nay ăn gì” nhé.
Công dụng của chanh muối
- Chanh muối là thức uống ngon, dễ uống, phù hợp làm nước giải khát trong mùa hè. Không những thế chanh muối còn có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, giảm béo…
- Trong chanh có chứa protein, chất béo, cacbohydrat, can-xi, phốt-pho, vitamin A, vitamin C… Ngoài ra lớp vỏ ngoài của chanh còn chưa các tinh dầu thơm rất có lợi cho cơ thể.
- Tác dụng nổi bật và phổ biến nhất của chanh muối là trị viêm họng.
- Trị viêm họng bằng cách cho 1/ 6 miếng chanh muối vào nước ấm rồi ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Cách này làm giảm ho, long đờm, làm sạch họng rất hiệu quả.
- Đầy bụng khó tiêu có thể uống một miếng chanh pha với nước ấm.
- Chanh muối cũng có tác dụng trị các bệnh đường ruột như viêm dạ dày, viêm đại tràng, táo bón…
- Theo nghiên cứu và cũng như lưu truyền dân gian thì cách làm chanh muối lâu năm (3 năm) là có hiệu quả tốt nhất.
- Đặc biệt, vào mùa hè, chanh muối giúp giải khát, bù nước, bù muối, hạ nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra chanh muối cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa,trao đổi chất, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng, ,vitamin, canxi.
- Với đặc tính chanh chứa nhiều axit các loại cộng với muối nữa thì chanh muối còn có cũng có thể dùng để sát trùng rất tốt.
Nghe qua phần công dụng chắc các bạn cũng đang rất háo hức muốn biết cách làm chanh muối rồi. Dưới đây “Tối nay ăn gì” sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách làm chanh muối để dùng nhé.
Bạn đang xem: Cách làm chanh muối thơm ngon cho chị em
Cách 1: “Cách làm chanh muối với đường phèn (có thể dùng sau 4-6 tuần)”
Cách 2: “Cách làm chanh muối lâu năm (3 năm)”
1. Cách làm chanh muối với đường phèn.
Nguyên liệu làm chanh muối với đường phèn:
Chanh tươi
Để có được lọ chanh muối ngon mà không bị đắng việc chọn chanh cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn những quả chanh còn tươi rói, cỡ quả vừa không quá to hoặc nhỏ quá. Quan sát bề ngoài vỏ quả chanh căng mịn mọng nước, cho màu xanh ánh vàng tự nhiên. Chú ý không nên chọn những quả chanh có vỏ cứng, da sần bởi chúng cho ít nước, ăn dễ bị đắng. Bạn chuẩn bị khoảng 2 kg chanh tươi nhé.
Xem thêm : Cách làm món cơm lam đặc sản vùng Tây Bắc
Muối hạt
Để làm chanh muối bạn nên chọn loại muối hạt to khoảng 1,2kg. Bạn không nên chọn muối loại nhỏ đã xay mịn vì nó sẽ không cho vị mặn đặc trưng của món chanh muối.
Phèn chua
Lượng phèn chua làm chanh muối khoảng 50 gram để sửa dụng trong quá trình sơ chế chanh, làm sạch vỏ quả chanh giúp chanh không bị cay lại cho nước ngon hơn.
Đường phèn
Bạn nên chuẩn bị thêm 50 gram đường phèn trong quá trình muối chanh
Cách làm chanh muối chi tiết
- Bước đầu tiên bạn cần làm sạch chanh và ngâm chanh trước. Đây là khâu quan trọng giúp quyết định tới 50% chất lượng món chanh muối. Bạn đem rửa sạch và kỹ từng quả chanh dưới vòi nước sau đó cho vào ngâm cùng với nước muối loãng trong khoảng 10 phút cho chanh mềm ra.
- Chà vỏ chanh: Chuẩn bị một chiếc chậu cùng ít muối hạt, cho chanh vào trong đó, dùng tay chà từng quả chanh để chanh tiết ra tinh dầu. Bạn nên chà nhẹ tay để quả chanh không bị nát nhé. Bạn chà chanh đến khi phần vỏ màu nhạt bớt và thấy muối có màu xanh nhẹ là được nhé.
- Châm vỏ chanh: Lấy một chiếc que nhọn dùng để châm vỏ ngoài quả chanh, bạn châm nhẹ phần vỏ để tránh bị vào phần nước cốt nhé. Châm xong bạn ngâm chanh vào tô nước lọc lạnh khoảng 10 phút để tránh quả bị thâm nhé, sau 10 phút vớt chanh ra rồi để ráo nước.
- Cho chanh vào ngâm cùng phèn chua: Hòa tan phèn chua cùng 2,5 lít nước trong nồi lớn, để nước phèn chua nguội hẳn rồi bạn cho chanh vào ngâm, dùng chiếc đĩa nhỏ đè lên trên mặt các quả chanh để không bị nổi và chanh thấm phèn chua được đều. Sau khoảng 5 – 6 tiếng sau khi chanh đã chuyển màu trắng bạn vớt chanh ra để ráo nước.
- Nấu nước chanh muối: Với cách làm chanh muối này, bạn hòa tan 600 gram muối với khoảng 2,5 lít nước rồi đun sôi hỗn hợp này lên, để nước nguội và chắt bỏ phần cặn, lấy phần nước trong.
- Chuẩn bị lọ đựng chanh muối, bạn nên chọn lọ thủy tinh rửa sạch để đảm bảo nhé. Xếp lần lượt chanh vào lọ khô, dùng đũa chặn miệng lọ lại để chanh không bị nổi. Đem chắt từ từ phần nước muối đã để nguội vào lọ đựng chanh rồi vặn chặt nắp lại. Mang lọ chanh muối ra phơi nắng khoảng 2 ngày, sau đó bạn cho từng quả chanh ra lau khô, chát bỏ phần nước.
- Lại cho 600 gram muối còn lại hòa tan cùng 2,5 lít nước rồi đem đun sôi, hớt bỏ hạt, bỏ cặn bẩn và để nguội. Lại xếp chanh vào lọ đã lau khô, để chanh nén chặt xuống bạn dùng đĩa chặn miệng rồi đổ nước muối vào nhé. Đem để chanh vào chỗ thoáng khoảng 4 – 6 tuần là bạn đã có lọ chanh muối như mong muốn. Đặc biệt chanh muối để càng lâu càng tạo độ keo cánh càng tốt, thời gian đủ độ khoảng 3 tháng.
Xem thêm : Cách làm xôi lá cẩm đẹp mắt cho mâm cơm Tết
Cách làm chanh muối với đường phèn không hề khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là có thể làm được rồi.Bạn hãy kiên nhẫn một chút nhé.
Chanh muối có thể dùng như thức uống giải nhiệt những ngày nắng hè hoặc làm thuốc trị ho cực tốt nhé. Khi uống bạn lấy chanh dầm trong ly, thêm chút đường cùng ít nước chanh muối rồi cho thêm nước ấm hoặc nước đá nhé.
2. Cách làm chanh muối lâu năm ( 3 – 4 năm)
Cách làm chanh muối lâu năm là cách làm từ xa xưa và được coi là thuốc lưu truyền dân gian rất hiệu quả và cũng được sự công nhận từ các chuyên gia về dinh dưỡng cũng như “các cụ” đánh giá.
Cách làm này sẽ giúp chanh muối để được rất lâu mà không sợ hỏng và có thể để rất lâu, tầm 3 năm đến 4 năm đem ra sử dụng sẽ rất tốt.
Nguyên liệu làm chanh muối.
- Chanh: chọn loại chanh không quá to, không quá nhỏ, vỏ mỏng, hơi vàng một chút.
- Muối: chọn loại muối hạt (muối tinh).
- Bình thủy tinh.
Cách làm chanh muối:
- Làm sạch chanh: rửa sạch qua nước nhiều lần, sau đó trà chanh với muối trắng.
- Sơ chế chanh: Cho chanh vào trong nước sôi, trụng (trần chanh) qua với nước muối cho chanh sạch hoàn toàn. Sau đó đem ra ngoài để thật ráo nước, đem phơi khoảng 3 ngày cho vỏ chanh ngả vàng rồi mới mang vào để muối.
- Tiếp theo, đem chanh lăn trên muối hột (để rút bớt vị the của chanh) đến khi muối xanh thì rửa sạch chanh để cho ráo nước.
- Khi chanh đã ráo nước, bắt đầu cho chanh vào lọ, sau đó đun sôi nước muối đặc, để nguội, lọc bỏ hết cặn của muối rồi đổ vào lọ chanh.
- Với cách làm chanh muối này, để bảo quản chanh muối, nên dùng miếng vải đậy nên nắp miệng rồi buộc thật chặt để hút ẩm. Chanh càng lâu năm, nước càng đặc lại, chanh sẽ đổi màu và chanh ăn rất mềm, thơm ngon.
Lưu ý: để chanh muối được thơm ngon thì quá trình sơ chế chanh phải đảm bảo chanh đã sạch hoàn toàn, không có lẫn tạp chất, quả chanh phải khô và vỏ chanh đã héo vàng.
Lưu ý chung khi sử dụng chanh muối.
- Không nên uống nước chanh khi đói.
- Những người mắc bệnh dại dày, viêm loét dạ dày… nên hạn chế sử dụng.
- Không nên quá lạm dụng chanh muối hoặc sử dụng chanh muối trong thời gian dài. Chỉ nên sử dụng điều độ, hợp lý có chừng mực nhất định.
Vậy là “Tối nay ăn gì” đã giới thiệu xong 2 cách làm chanh muối cho các bạn rồi đấy. Cách làm chanh muối không khó nhưng cần bạn đầu tư thời gian và sự tỉ mỉ một chút, để thực hiện thành công bạn nên làm theo hướng dẫn chi tiết trên này nhé. Chúc các bạn sẽ có món chanh muối không hề đắng lại ngon như ý.
Nguồn: toinayangi.vn
Danh mục: Tin Tức